Khu du lịch Chùa Tam Chúc, Hà Nam

CEO Hạnh David
Khu du lịch Tam Chúc, niềm tin và sự tôn kính. Nằm trong lòng thành phố Hà Nam, nơi tọa lạc của ngôi chùa cổ, Khu du lịch Tam Chúc thuộc địa giới T.T Ba...

Khu du lịch Tam Chúc, niềm tin và sự tôn kính. Nằm trong lòng thành phố Hà Nam, nơi tọa lạc của ngôi chùa cổ, Khu du lịch Tam Chúc thuộc địa giới T.T Ba Sao và 3 thôn Vồng, Khuyến Công và Khả Phong, thuộc xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Nơi đây nằm ở vùng ngập nước núi đá vôi, được bao quanh bởi nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng. Chùa Bà Đanh, động Vòng, đền Trúc, miếu Trung, chùa Đặng Xá, đền Bạch Mã, miếu Bóng Bà, Động Thủy, động Lim, động Chùa, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng là những điểm đến hấp dẫn chỉ cách chùa Tam Chúc một cái gật đầu.

Ngôi Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc - Hậu Thất Tinh”. Trên dãy núi 99 ngọn, nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương, có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Theo truyền thuyết, cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày, ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn.

Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”. Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.

Trụ trì chùa Tam Chúc Hà Nam là hòa thượng Thích Thanh Nhiễu. Hiện đang là Phó Chủ tịch thường trực hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, chùa Tam Chúc Hà Nam còn là nơi các thiền sư Khuông Việt, Đỗ Pháp Thuận, Đặng Huyền Quang, Trương Ma Ni tu hành.

Hiện tại, vé vào khu du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam vẫn miễn phí cho du khách đến hành hương lễ Phật, nhưng phải trả tiền vé xe điện hoặc du thuyền. Các loại vé và giá vé vào Chùa Tam Chúc như sau:

  • Vé Thuyền chiều TQN - Vesak: 150.000đ
  • Vé đảo chiều: 200.000đ
  • Vé du thuyền (sức chứa 40 khách): 270.000đ
  • Vé du thuyền trọn gói: 350.000đ
  • Combo du thuyền + Xe điện chùa Ba Sao: 290.000đ
  • Vé xe điện Khách Xá - chùa Ba Sao: 50.000đ
  • Combo Hoàn Hảo (Du thuyền + Buffet + Xe điện chùa Ba Sao): 450.000đ
  • Vé buffet: 200.000đ
  • Set Menu: từ 200.000đ
  • Tour Tam Chúc Về Đêm: 250.000đ

Ngoài chùa Tam Chúc, khu du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam còn có nhiều điểm tham quan khác như: Nhà khách Thuỷ Đình, Hồ Tam Chúc, Đình Tam Chúc, Cổng Tam Quan, Vườn Cột Kinh, Điện Quán Âm, Điện Pháp Chủ, Điện Tam Thế, Chùa Ngọc - Đàn tế trời và Ba Sao cổ tự. Các điểm đến này đều mang trong mình những giá trị văn hóa và tâm linh sâu sắc.

Kinh nghiệm du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam:

  • Khi đi lễ phật, hãy tuân thủ những quy tắc tôn giáo và tôn trọng nơi linh thiêng.
  • Mặc quần áo lịch sự, thoải mái và kín đáo.
  • Tránh thả quá nhiều hương và không xả rác bừa bãi.
  • Lưu ý khi mua vé xe điện và vé thuyền vào chùa, xếp hàng và chờ đợi lâu.
  • Hẹn nhau một điểm chờ cố định để tránh lạc mất nhau.
  • Khi vào lễ phật, hãy làm lễ trình tại Cổng Tam Quan chính giữa.
  • Tham quan các điểm du lịch gần khu Tam Chúc như Chùa Ba Sao, Chùa Bà Đanh, Khu du lịch Đền Trúc, Đền Trần Thương và Làng Vũ Đại.

Những nhà hàng gần khu du lịch Tam Chúc:

  • Nhà hàng Thủy Đình: không gian rộng rãi, bàn ghế sạch sẽ, đồ ăn ngon, giá phải chăng.
  • Nhà hàng Tố Loan: gần chùa, phù hợp cho đoàn nhỏ.
  • Xuân Trang: chuyên phở bò, bánh cá rô đồng.
  • Nhà hàng Hà Nam: rộng, đỗ xe thuận tiện cho đoàn.
  • Nhà hàng Lá Cọ 2: to, đẹp, có phòng riêng cho từng đoàn khách.

Ngoài Chùa Tam Chúc, du khách còn có thể ghé thăm các điểm du lịch lân cận như Chùa Ba Sao, Chùa Bà Đanh, Khu du lịch Đền Trúc, Đền Trần Thương và Làng Vũ Đại.

Đến khu du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam, du khách sẽ được trải nghiệm không chỉ văn hóa và tâm linh mà còn cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời. Chúc các bạn có một chuyến đi trọn vẹn và ý nghĩa!

1